Đà Nẵng cần xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp
Đà Nẵng cần xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là ý kiến của các chuyên gia kinh tế tại tọa đàm “Cơ chế, chính sách thí điểm nhằm thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” diễn ra ngày 4-5 do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố tổ chức.
Một góc Khu công nghiệp Hòa Khánh, nơi đang được xây dựng khu công nghiệp sinh thái nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo. Ảnh: HOÀNG HIỆP
Tại tọa đàm, nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất đã được các đại biểu, nhà nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp, tập đoàn lớn nêu lên nhằm mục đích gợi mở cho chính quyền thành phố những hướng đi thiết thực nhằm xây dựng một kịch bản hoàn thiện và hợp lý nhất cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành đô thị đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp mang tầm khu vực.
Trong đó, có nhiều ý kiến tâm huyết nhận được sự đồng thuận cao như: đề xuất giải pháp, chính quyền địa phương phải tiên phong trong việc trở thành thị trường, người thử nghiệm đầu tiên cho sản phẩm của các starup. Qua đó, có thể đưa ra được những góp ý, hỗ trợ các starup tiếp cận nguồn vốn để phát triển khi có ý tưởng và sản phẩm hiệu quả; củng cố, xây dựng lại chức năng hoạt động Hội đồng điều phối khởi nghiệp; về mô hình tổ chức của Trung tâm đổi mới sáng tạo...
Các chuyên gia, doanh nghiệp cũng cho rằng, Đà Nẵng cần xây dựng một Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của riêng mình, phải mang tính đặc thù, phù hợp với đầu vào của địa phương và là duy nhất. Trung tâm này phải nằm gần những trung tâm nghiên cứu, các trường đại học; cần xây dựng mô hình chuẩn hợp tác công - tư, tận dụng sức mạnh của chế độ công lập và sự nhanh nhạy của khu vực tư.
Theo TS Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng có điều kiện để đi nhanh hơn các đô thị khác về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp độc nhất của Việt Nam. Đà Nẵng cũng được đánh giá là môi trường tốt để thử nghiệm việc thí điểm thay đổi về cơ chế chính sách, các sản phẩm dịch vụ phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cũng như có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành một điểm kết nối với các trung tâm đổi mới sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn thế giới.
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp của cả khu vực, TS Vũ Viết Ngoạn cho rằng, thành phố cần tập hợp đông đảo ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu khoa học, giới trí thức, doanh nghiệp để có cái nhìn toàn diện; đồng thời làm tốt việc gắn kết giữa giới nghiên cứu với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như người khởi nghiệp. Điều cốt lõi là hoàn thiện đề án và xây dựng được một Trung tâm đổi mới sáng tạo có thể làm tốt vai trò cung cấp các dịch vụ để kết nối được giữa các sản phẩm nghiên cứu, ý tưởng khởi nghiệp với doanh nghiệp và thị trường.
Ở một khía cạnh khác, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng doanh nhân khởi nghiệp còn thấp, chất lượng chưa cao; chương trình đào tạo và tinh thần khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng còn yếu; chất lượng các lứa khởi nghiệp càng về sau càng kém dần. Các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp nhỏ và phân tán, chưa nhìn nhận Đà Nẵng là một thị trường đầu tư khởi nghiệp; số lượng doanh nghiệp công nghệ lớn để hỗ trợ, tạo môi trường cho các starup hoạt động đổi mới sáng tạo còn ít. Chính quyền thành phố chưa thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đổi mới sáng tạo.
Với thực trạng trên, TS Nguyễn Đình Cung đưa ra giải pháp, trước hết Đà Nẵng cần xây dựng một đề án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp chung cho cả thành phố và khu vực chứ không chỉ gói gọn trong khu CNC. Trung tâm này nên được tổ chức theo hình thức kết hợp hài hòa giữa một đơn vị sự nghiệp công lập nhưng có cơ chế hoạt động như một doanh nghiệp và là nơi cung cấp trọn gói dịch vụ hỗ trợ cho các starup; kết nối với các trung tâm đổi mới sáng tạo khác nhằm tạo thành cộng đồng đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng; hỗ trợ các trường Đại học, cao đẳng những chương trình đào tạo liên quan đến đổi mới sáng tạo; tổ chức các sự kiện, chuyển giao công nghệ…; hỗ trợ các starup kết nối các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm...
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ CMC trình bày ý kiến tại tọa đàm.
Ở góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng, Đà Nẵng cần tránh dàn trải trong việc quy hoạch, quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; mạnh dạn giao cho khối tư nhân các dịch vụ mà họ có thể làm tốt; tập trung rút ngắn khoảng cách giữa cơ chế với việc thực thi cơ chế.
Hiện nay, thế giới tập trung sâu vào phát triển nền kinh tế số, trong đó đổi mới sáng tạo là quan trọng bậc nhất nên việc Đà Nẵng tập trung vào nội dung này là hợp lý. Còn theo TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Đà Nẵng cần học tập, làm theo các cơ chế về sáng tạo khởi nghiệp cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; thành lập tổ biên soạn để hoàn thiện một đề án chung về xây dựng Đà Nẵng thành đô thị đổi mới sáng tạo của vùng….
Với kinh nghiệm gắn bó nhiều năm cùng phong trào khởi nghiệp của thành phố, TS Võ Duy Khương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vườn ươm doanh nghiệp TP. Đà Nẵng cho rằng, thành phố cần có chính sách và sự quan tâm xuyên suốt, nhất quán trong vấn đề đổi mới, sáng tạo.
Phát biểu kết luận tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Kỳ Minh, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, thành phố thống nhất sẽ thực hiện một đề án chung, tổng thể xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm nhằm thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp trên địa bàn thành phố trên tinh thần thừa kế chủ trương chung của quốc gia, trong đó có những nét riêng của Đà Nẵng. Sau tọa đàm này, thành phố tiếp tục tiếp nhận được các ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học cũng như tập hợp các ý kiến đóng góp.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Kỳ Minh đề nghị Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng cùng Sở KH&CN phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện đề án này trong thời gian sớm nhất để sớm trình Chính phủ.
Tại tọa đàm, nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất đã được các đại biểu, nhà nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp, tập đoàn lớn nêu lên nhằm mục đích gợi mở cho chính quyền thành phố những hướng đi thiết thực nhằm xây dựng một kịch bản hoàn thiện và hợp lý nhất cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành đô thị đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp mang tầm khu vực.
Trong đó, có nhiều ý kiến tâm huyết nhận được sự đồng thuận cao như: đề xuất giải pháp, chính quyền địa phương phải tiên phong trong việc trở thành thị trường, người thử nghiệm đầu tiên cho sản phẩm của các starup. Qua đó, có thể đưa ra được những góp ý, hỗ trợ các starup tiếp cận nguồn vốn để phát triển khi có ý tưởng và sản phẩm hiệu quả; củng cố, xây dựng lại chức năng hoạt động Hội đồng điều phối khởi nghiệp; về mô hình tổ chức của Trung tâm đổi mới sáng tạo...
Các chuyên gia, doanh nghiệp cũng cho rằng, Đà Nẵng cần xây dựng một Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của riêng mình, phải mang tính đặc thù, phù hợp với đầu vào của địa phương và là duy nhất. Trung tâm này phải nằm gần những trung tâm nghiên cứu, các trường đại học; cần xây dựng mô hình chuẩn hợp tác công - tư, tận dụng sức mạnh của chế độ công lập và sự nhanh nhạy của khu vực tư.
Theo TS Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng có điều kiện để đi nhanh hơn các đô thị khác về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp độc nhất của Việt Nam. Đà Nẵng cũng được đánh giá là môi trường tốt để thử nghiệm việc thí điểm thay đổi về cơ chế chính sách, các sản phẩm dịch vụ phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cũng như có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành một điểm kết nối với các trung tâm đổi mới sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn thế giới.
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp của cả khu vực, TS Vũ Viết Ngoạn cho rằng, thành phố cần tập hợp đông đảo ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu khoa học, giới trí thức, doanh nghiệp để có cái nhìn toàn diện; đồng thời làm tốt việc gắn kết giữa giới nghiên cứu với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như người khởi nghiệp. Điều cốt lõi là hoàn thiện đề án và xây dựng được một Trung tâm đổi mới sáng tạo có thể làm tốt vai trò cung cấp các dịch vụ để kết nối được giữa các sản phẩm nghiên cứu, ý tưởng khởi nghiệp với doanh nghiệp và thị trường.
Ở một khía cạnh khác, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng doanh nhân khởi nghiệp còn thấp, chất lượng chưa cao; chương trình đào tạo và tinh thần khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng còn yếu; chất lượng các lứa khởi nghiệp càng về sau càng kém dần. Các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp nhỏ và phân tán, chưa nhìn nhận Đà Nẵng là một thị trường đầu tư khởi nghiệp; số lượng doanh nghiệp công nghệ lớn để hỗ trợ, tạo môi trường cho các starup hoạt động đổi mới sáng tạo còn ít. Chính quyền thành phố chưa thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đổi mới sáng tạo.
Với thực trạng trên, TS Nguyễn Đình Cung đưa ra giải pháp, trước hết Đà Nẵng cần xây dựng một đề án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp chung cho cả thành phố và khu vực chứ không chỉ gói gọn trong khu CNC. Trung tâm này nên được tổ chức theo hình thức kết hợp hài hòa giữa một đơn vị sự nghiệp công lập nhưng có cơ chế hoạt động như một doanh nghiệp và là nơi cung cấp trọn gói dịch vụ hỗ trợ cho các starup; kết nối với các trung tâm đổi mới sáng tạo khác nhằm tạo thành cộng đồng đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng; hỗ trợ các trường Đại học, cao đẳng những chương trình đào tạo liên quan đến đổi mới sáng tạo; tổ chức các sự kiện, chuyển giao công nghệ…; hỗ trợ các starup kết nối các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm...
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ CMC trình bày ý kiến tại tọa đàm.
Ở góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng, Đà Nẵng cần tránh dàn trải trong việc quy hoạch, quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; mạnh dạn giao cho khối tư nhân các dịch vụ mà họ có thể làm tốt; tập trung rút ngắn khoảng cách giữa cơ chế với việc thực thi cơ chế.
Hiện nay, thế giới tập trung sâu vào phát triển nền kinh tế số, trong đó đổi mới sáng tạo là quan trọng bậc nhất nên việc Đà Nẵng tập trung vào nội dung này là hợp lý. Còn theo TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Đà Nẵng cần học tập, làm theo các cơ chế về sáng tạo khởi nghiệp cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; thành lập tổ biên soạn để hoàn thiện một đề án chung về xây dựng Đà Nẵng thành đô thị đổi mới sáng tạo của vùng….
Với kinh nghiệm gắn bó nhiều năm cùng phong trào khởi nghiệp của thành phố, TS Võ Duy Khương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vườn ươm doanh nghiệp TP. Đà Nẵng cho rằng, thành phố cần có chính sách và sự quan tâm xuyên suốt, nhất quán trong vấn đề đổi mới, sáng tạo.
Phát biểu kết luận tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Kỳ Minh, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, thành phố thống nhất sẽ thực hiện một đề án chung, tổng thể xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm nhằm thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp trên địa bàn thành phố trên tinh thần thừa kế chủ trương chung của quốc gia, trong đó có những nét riêng của Đà Nẵng. Sau tọa đàm này, thành phố tiếp tục tiếp nhận được các ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học cũng như tập hợp các ý kiến đóng góp.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Kỳ Minh đề nghị Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng cùng Sở KH&CN phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện đề án này trong thời gian sớm nhất để sớm trình Chính phủ.